Các chuyên gia tại đại học Oxford đã thực hiện một nghiên cứu trong vòng 7 năm trên 500.000 người Trung Quốc đã cho kết quả rằng trái cây không làm tăng lượng đường trong máu, vì trong trái cây có đường glucose và fructose được chuyển hóa không giống với đường tinh chế có trong những loại thực phẩm khác như bánh, thực phẩm qua chế biến….
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy những người thường xuyên sử dụng hoa quả sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn khoảng 12% so với những người không bao giờ hoặc ít khi ăn hoa quả.
Tiến sĩ Huaidong Du, Đại học Oxford chia sẻ: “Kết quả cũng gợi ý rằng nếu thường xuyên sử dụng hoa quả tươi sẽ có lợi trong việc phòng ngừa tiên phát và thứ phát của bệnh tiểu đường“
Cũng theo Tiến sĩ Emily Burns của tổ chức Diabetes (Anh) cho biết “Loại đường có trong hoa quả khác với loại đường tinh chế mà chúng ta nên tránh sử dụng. Một chế độ ăn khỏe mạnh, là một chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây và rau xanh sẽ rất có lợi cho sức khỏe và giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 nói riêng“. Cơ thể chuyển hóa đường có trong trái cây và đường tinh luyện có trong những loại thực phẩm bình thường là không khác nhau.
Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 khác với những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1bởi vì tuýt 2 có liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt, còn tuyết 1 là khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào sản xuất insulin.
Một số nghiên cứu trước nghiên cứu của các chuyên gia tại đại học Oxford cho rằng nước ép trái cây có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường vì nước ép trái cây khiến đường được hấp thu vào máu dễ dàng và nhanh hơn. Do vậy, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh đã đem ra lời khuyên rằng chỉ nên uống tối đa 150ml nước trái cây mỗi ngày.
Cần lưu ý rằng có sự khác biệt là, trong nước ép trái cây chai đóng sẵn hoặc trái cây đóng hộp có thể sẽ chứa khá nhiều đường tinh luyện và các chất bảo quản. Bởi vì chúng đã trải qua quá trình xử lý nhiệt để khử trùng nên chất lượng khi so sánh với trái cây tươi là không được tốt.
Nhiều chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng cũng đã cảnh báo về tác hại của đường với sức khỏe nên điều này khiến nhiều người cảm thấy nghi ngại ngay cả với các loại trái cây có vị ngọt.
Độ ngọt của trái cây không phải là yếu tố để đánh giá được loại quả đó nên ăn hay không. Tuy quan điểm này là hơi trái ngược, nhưng điều này lại là hoàn toàn chính xác. Bởi các nhà khoa học cho biết, độ ngọt của trái cây được tính bằng lượng đường fructose, trong khi đường glucose mới chính là nguyên nhân làm tăng đường huyết sau ăn. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã khuyến cáo chỉ nên sử dụng trái cây có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.