Chắc bạn vẫn chưa quên được câu chuyện của cụ bà Võ Thị Bài (104 tuổi) nổi tiếng ở Đồng Nai trong câu chuyện “tay không bắt cướp” nổi tiếng với bài thuốc “Thần dược” trường thọ từ nước tiểu hỗn hợp vừa qua thoạt nghe sẽ khiến nhiều người nghe không khỏi “rùng mình”.
Vấn đề “Nước tiểu có thể cầm máu không” đã được cả y học phương Tây lẫn phương Đông nghiên cứu khá nhiều, và có những kết luận sau:
Theo y học Phương Tây hiện đại: thành phần chính của nước tiểu chính là nước, acid uric, urê, creatine, acid amino, creatinine, amine, acid glucuronic, acid hippuric, acid lactic, và acid β-hydroxybutyric. Do quá nhiều chất nên khó có thể đưa ra được kết luận là những chất nào sẽ có tác dụng trong vấn đề cầm máu.
Xem thêm về những tin tức liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng tại:
Theo y học Phương Đông: Các bác sĩ của phòng khám đa khoa Thủ Dầu Một chia sẻ rằng theo Y học Phương Đông cho rằng, khi vận dụng lý thuyết âm dương và ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.) thì từng bộ phận của cơ thể sẽ mang tính âm hoặc tính dương và tương xứng với một trong năm yếu tố của ngũ hành. Nước tiểu được hình thành và đi qua một vài cơ quan nội tạng do đó nó cũng sẽ được quy định bởi các đặc tính này. Các cơ chế này vận hành tự động và chúng có một mối quan hệ cân bằng với nhau. Nếu như bạn là một người hiểu về những lý thuyết của y học phương đông, bạn có thể thấy được rằng những nguyên lý này vốn đã có trong nước tiểu, nên theo y học phương Đông, có thể dùng nước tiểu có thể được dùng để cầm máu, chữa lành vết sẹo rất tốt.
Trong cuốn sách y học “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố GS-TS Đỗ Tất Lợi cũng đã có ghi: “Nước tiểu hay còn có tên gọi khác là đồng tiện, luân hồi tửu, nhân niệu, hoàn nguyên thang. Đồng tiện chỉ nước tiểu của trẻ em, thường là nước tiểu của bé trai dưới 12 tuổi, khỏe mạnh. Trong những tài liệu cổ xưa, người ta còn dùng nước tiểu người lớn với tên “nhân niệu”. Cũng vì không coi nước tiểu của người lớn là một vị thuốc quý nếu biết dùng nên mới có tên gọi là “luân hồi tửu” (thứ rượu uống vào, thải ra lại uống vào). Trong y học cổ truyền, nước tiểu sẽ có vị mặn, tính hàn (lạnh), có tác dụng điều trị hàn nhiệt, đầu thống (đầu đau nhức), ho lâu ngày mất tiếng, chủ yếu được dùng để điều trị các chứng sốt rét, giáng hỏa, bổ âm, dùng ngoài để xoa bóp khi bị thương hay bị ngã, bị đánh người thâm tím”. Cũng theo cố GS-TS Đỗ Tất Lợi cho biết, “còn khá nhiều công dụng của nước tiểu được ghi trong những sách cổ mà chúng ta còn chưa thể giải thích được cũng như chưa có điều kiện kiểm tra”
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.