Thí nghiệm 1:
Các nhà khoa học tại Trường Y công cộng Johns Hopkins Bloomberg (bang Maryland) đã thực hiện một thí nghiệm như sau: Họ cho những con chuột mang bầu ăn những chế độ ăn chứa nhiều genistein – đây là một loại hoóc môn thực vật chính có trong đậu nành.
Kết quả của thí nghiệm đã cho thấy những sự biến đổi rõ rệt ở cơ quan sinh dục của chuột đực con sau khi được sinh ra đó là tuyến tiền liệt và tinh hoàn bị thay đổi kích thước, khả năng xuất tinh của chuột đực con cũng bị mất mặc dù số lượng tinh trùng vẫn bình thường.
Các nhà khoa học cũng đã thử cắt bỏ genistein ra khỏi khẩu phần ăn của những chú chuột đực nhưng tình hình cũng không được cải thiện. Do đó các nhà khoa học ở Trường Y công cộng Johns Hopkins Bloomberg (bang Maryland) đã đưa ra kết luận rằng những biến đổi nói trên của chuột đực con chỉ liên quan tới việc tiếp xúc với hàm lượng lớn hoóc môn genistein trong thời kỳ bào thai và bú mẹ.
Thí nghiệm 2:
Nữ giáo sư Lynn Fraser, thuộc trường King’s College London đã thực hiện một cuộc thí nghiệm để kiểm tra sự ảnh hưởng của genistein với tinh trùng khi tinh trùng được cho tiếp xúc với hợp chất này trong một chiếc đĩa.
Bà Lynn đã nhắc đến vấn đề này trong bài phát biểu của mình tại hiệp hội sức khoẻ sinh sản châu Âu: Khi chuẩn bị có thai thì phụ nữ cần nên tránh ăn những loại thức ăn giàu đậu nành để quá trình thụ tinh có thể được thuận tiện hơn.
Giáo sư Fraser cũng nói thêm rằng: "Chúng tôi đã hết sức ngạc nhiên bởi vì không ngờ tinh trùng của người lại dễ dàng phản ứng với genistein hơn là ở chuột. Cho tớithời điểm này chúng tôi vẫn chưa thể xác định được chính xác luợng đậu nành mà phụ nữ khi mang thai có thể sử dụng để đảm bảo sự an toàn nhưng tốt hơn cả là họ nên ngừng cũng như hạn chế sử dụng các sản phẩm từ đậu nành một vài ngày trong thời kỳ có thể mang thai".
Các bác sĩ ở
phòng khám Phụ khoa Thủ Dầu Một cho rằng tuy trong đậu nành có hàm lượng chất protein khá cao, nhưng trong đậu nành lại có tỉ lệ của hai loại acid amin quan trọng là methionine và cysteine lại thấp. Lysine có trong đậu nành cũng dễ bị biến tính khi trải qua các quy trình chế biến. Do vậy đậu nành không hoàn toàn phải là nguồn acid amin hoàn hảo cho cơ thể.
Trypsin là một loại men có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn. Trong đậu nành lại giàu các chất ức chế trypsin làm giảm mức độ tiêu hóa protein của cơ thể xuống.
Đậu nành có thể gây ra hiện tượng thiếu hụt canxi và vitamin D, cả 2 chất này đều cần thiết cho xương khỏe mạnh.
Acid phytic có trong đậu nành cũng làm giảm hiệu quả sử dụng sắt và kẽm của cơ thể, đây là hai nguyên tố cần thiết sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh..
Phytoestrogen - chất có khá nhiều “tai tiếng” có trong hạt đậu nành. . Estrogen (isoflavone) là một chất gây rối loạn nội tiết tố. Phytoestrogen cũng có thể ngăn chặn sự rụng trứng ở nữ giới và kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư.
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.