Tuy nhiên, nếu bạn bổ sung kẽm quá nhiều và bổ sung kẽm với mục đích chống lại quá trình nhiễm trùng đường hô hấp có thể sẽ dẫn đến nhiều rắc rối không đáng có.
Kẽm là một chất có vai trò xúc tác không thể thiếu của ARN – polymerasa và đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi AND và tổng hợp protein.
Kẽm là một loại khoáng chất vi lượng, và giống như vitamin, kẽm rất quan trọng và có thể coi là không thể thiếu đối với sức khỏe và dinh dưỡng của cơ thể con người. Tuy nhiên cơ thể con người lại không thể sản sinh ra kẽm nên con người cần bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu kẽm hàng ngày cho cơ thể như hàu, trứng, trai, sò, lạc, đào,…
Như đã nói ở trên, kẽm can thiệp vào quá trình chuyển hóa glucid, protein và acid nucleic, ảnh hưởng đến hoạt động nhân đôi của tế bào, sinh sản, tăng trưởng, liền sẹo và tính miễn dịch.
Ngoài ra, kẽm còn tham gia vào quá trình tổng hợp của protein và khả năng thể hiện của gen, tham gia vào quá trình chuyển hóa của acid béo không no để tạo ra màng tế bào.
Kẽm còn rất cần thiết cho hoạt động của hormon sinh dục nam giới, testosteron và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp, cấu trúc, bài tiết nhiều hormon như insulin, hormon tăng trưởng...
Đối với trường hợp thiếu kẽm
Những dấu hiệu như móng tay dễ gãy hoặc chậm mọc, có những vết trắng, da bị khô,… là một số dấu hiệu của tình trạng bị thiếu kém.
Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác như:
Tăng tính tổn thương với tình trạng bị nhiễm khuẩn.
Ở trẻ em thiếu kẽm thì sẽ có dấu hiệu là lười ăn, chậm phát triển thể lực.
Ở nam giới có khả năng sẽ bị giảm khả năng sinh sản.
Ở phụ nữ đang mang thai thì các biến chứng của thai nghén và giảm trọng lượng trẻ sơ sinh, thậm chí có thể bị lưu thai tăng lên nhiều lần, nguy cơ sinh non tăng gấp 3 lần, dẫn đễn ở trẻ em có hiện trượng biến dạng của hệ thần kinh và kém phát triển tinh thần là rất cao.
Ở người già, thiếu kẽm góp phần gây ra hiện tượng mất cân bằng đồng hóa với các tác nhân của lão hóa như gốc tự do và chất độc, tăng khả năng bị loãng xương và teo cơ.
Những dấu hiệu khác có thể sẽ là ăn không ngon miệng, khả năng vị giác bị suy giảm, chậm liền sẹo, mọc tóc và móng chậm, khả năng miễn dịch suy giảm...
Đối với trường hợp thừa kẽm
Các nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy rằng kẽm là một thành phần quan trọng nhưng không nên cung cấp quá nhiều. Bổ sung quá nhiều chất kẽm từ các loại thuốc viên là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp nhiễm độc ở trẻ.
Biểu hiện thường thấy khi thụ quá nhiều chất kẽm là vị giác bất ổn, có các triệu chứng của bệnh đau bao tử như nôn ói, tiêu chảy kèm các cơn co rút cơ vùng bụng.
Cách bổ sung đúng cách
Nguồn thức ăn có chứa nhiều kẽm là động vật như sò, hàu, cừu, gà, thịt bò, lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua, ca cao và socola, mầm lúa mì, hạt bí ngô, các loại hạt (nhất là hạt điều), nấm, đậu, hạnh nhân, táo, lá chè xanh...
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.