1. Vitamin C: Khoai lang là một loại thực phẩm khá giàu vitamin C, trong 200mg khoai lang có chứa khoảng 39,2 mg vitamin C – gần một nửa lượng vitamin C hàng ngày mà cơ thể cần (theo khuyến cáo nhu cầu vitamin C là 60mg/ ngày). Ngoài ra, trong khoai lang cũng có chứa một lượng đáng kể các loại vitamin nhóm B như vitamin B6, B1, B3, B2, kèm theo một lượng nhỏ vitamin E.
2. Vitamin A: Vitamin A tồn tại trong khoai lang dưới dạng beta-caroten (tiền vitamin A), đây là một chất chống oxy hóa rất mạnh, chất này sẽ giúp cơ thể loại bỏ được các gốc tự do. Các gốc tự do nếu tồn tại trong cơ thể có thể sẽ gây ra nhiều tổn thương cho các tế bào, và nếu các gốc tự do không được kiểm soát cũng như loại bỏ sẽ gây ra rất nhiều biến chứng như các bệnh xơ vữa động mạch, ung thư, ngoài ra còn có thể làm giảm trí tuệ, làm suy giảm sức đề kháng cũng như hệ thống miễn dịch gây dễ nhiễm trùng, teo các cơ quan bộ phận ở người cao tuổi, đẩy nhanh quá trình lão hóa… Không những thế, các beta-caroten còn có thể giúp giảm thiểu nguy cơ thoái hóa điểm vàng - đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng mất thị lực ở người cao tuổi và làm giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể. Tiền tố vitamin A có nhiều trong khoai lang ruột vàng.
3. Vitamin D: trong khoai lang cũng có một lượng vitamin D đáng kể, vitamin D có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khoẻ tổng quát. Vitamin D là một trong những nhân tố góp phần giữ cho hệ xương, thần kinh, tim mạch, răng, da và tuyến giáp khỏe mạnh.
4. Giúp giảm cân: Nhiều người nổi tiếng trên thế giới đã lựa chọn khoai lang là một trong những phương pháp giảm cân của họ. Năng lượng có trong khoai lang rất thấp, số calo này chỉ bằng 1/3 so với số calo có trong cơm và 1/2 so với số calo có trong khoai tây. Ngoài ra, khoai lang cũng không chứa chất béo cũng như cholesterol, 2 tác nhân chính gây nên hiện tượng thừa cân. Do đó, việc sử dụng khoai lang sẽ giúp ngăn ngừa quá trình thức ăn chuyển hóa thành đường, và ngăn ngừa quá trình đường này chuyển hóa thành mỡ cũng như chất béo trong cơ thể. Không những thế, việc sử dụng khoai lang trước khi dùng bữa sẽ tạo ra cảm giác no bụng, điều này sẽ giúp giảm được lượng thức ăn hấp thụ trong bữa ăn chính.
5. Giảm tình trạng khám insulin: Ngoài ra, khoai lang trắng mọc ở vùng đồi núi có thể có khả năng giảm tình trạng kháng insulin và giúp ổn định đường huyết. Hơn nữa chỉ số đường huyết có trong loại khoai này tương đối thấp với GI chỉ khoảng 45 nên tốt cho bệnh nhân ĐTĐ.
6. Thực phẩm giàu protein: Khoai lang là thực phẩm khá giàu protein. Một trong số các protein được nghiên cứu có trong khoai lang có hoạt tính chống oxy hóa bằng 1/3 glutathione – đây là một trong những hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa cao. Protein trong khoai lang có khả năng ức chế ung thư ruột kết và ung thư trực tràng ở người.
Nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng để có tác dụng bổ dưỡng, ăn khoai vỏ trắng ruột trắng để giải cảm và chữa táo bón.
Nên ăn kèm khoai lang kèm đạm động vật và thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất, tránh tình trạng bị mất cân bằng dinh dưỡng của cơ thể.
Khi đói không nên ăn quá nhiều khoai lang vì trong khoai lang có khá nhiều đường sẽ gây ra hiện tượng tăng tiết dịch vị làm ợ chua, nóng ruột, sinh hơi trướng bụng. Khoai phải được chế biến chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu chung để phá hủy chất men. Uống nước gừng nếu bị đầy bụng.
Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
Chú ý nên bảo quản khoai lang ở những nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
Có nhiều chất dinh dưỡng tập trung ở gần bề mặt của khoai lang, dó đó bạn không nên bỏ vỏ khoai. Để giữ lại lớp vỏ này, lúc chế biến hãy rửa sạch khoai bằng cách dùng bàn chải mềm cọ sạch dưới vòi nước.
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.