Cây nhục đậu khấu còn có tên gọi khác như ngọc quả, nhục quả,..
Cây có kích thước nhỡ hoặc to. Các cành cây thường có vỏ ngoài nhăn nheo, hơi có khía, có màu nâu xám. Lá cây thường mọc so le, có cuống ngắn, có hình mạc hoặc hình bầu dục, chiều dài lá 5-15cm, chiều rộng 3-7cm, đầu nhọn, gốc tròn, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới phủ lông tơ, dày hơn ở lá non và có gân nổi rất rõ.
Hoa của cây thường mọc thành cụm và mọc ở kẽ lá gồm từ 3-20 bông, bao hoa có hình trứng, có lông và chia 3 thùng, có khi là 4 thùng. Nhị hoa xếp thành cột có đế dày, nhẵn, bao phấn có dáng thuôn. Những cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm 1-2 bông thif bao hoa hình trứng rộng, có lông ở mặt ngoài, chia 3 thùy ở đầu và bầu hoa có lông mịn.
Quả nhục đậu khấu thường đơn độc, có cuống ngắn, đôi khi tồn tại mang bao hoa; hạt có hình trứng có áo và nhân màu trắng.
Xem thêm:
Kế hoạch gia đình
Tăng cường lưu thông máu:
Nhục đậu khấu từ lâu đã là một phương thuốc giúp điều trị nhức đầu, đau dạ dày, chống viêm và cải thiện sự lưu thông máu, đặc biệt là có tác dụng đối với nữ giới.
Theo các tài liệu y học cổ Ấn Độ, quả nhục đậu khấu có tác dụng cải thiện lưu thông máu, từ đó giúp tăng lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục, tăng sự ham muốn cho chị em khi quan hệ tình dục. Cũng theo các tài liệu cổ của y học Trung Quốc, nhục đậu khấu là vị thuốc thơm, được dùng rất phổ biến trong việc làm hương liệu, gia vị và đặc biệt là thuốc kích dục, tăng cường khả năng sinh lý và sự hưng phấn cho phụ nữ.
Mùi hương kích thích sự ham muốn:
Không những thế, nhục đậu khấu còn có mùi hương thôm ấm dịu, được sử dụng như một loại chất làm cho không khí tươi mát, dễ chịu.
Tinh dầu được chiết xuất từ nhục đậu khấu cũng đã được sử dụng từ lâu. Theo phân tích và nghiên cứu của y học hiện đại, hạt nhục đậu khấu chứa nhiều thành phần như nước, protein, canxi, sắt, tinh bột… và đặc biệt hơn còn là chứa đến 6-16% tinh dầu có lợi cho sức khỏe.
Những quả nhục đậu khấu sau khi thu hoạch sẽ được bóc bỏ vỏ, lấy riêng áo hạt ngâm nước rồi phơi sấy cho khô, được nhục quả y.
Bạn có thể chế biến bằng cách đem nhục đậu khấu đi tẩm ướt, bọc bột lọc hoặc cám gạo, thạch, đem nướng lên đến khi bỏ bọc cháy hết. hạt đem sấy ở nhiệt độ 80 độ cho đen khi lắc có tiếng lộc cộc thì đập lấy nhân, sao nóng, ép bỏ dầu hoặc tán thành dạng bột, gói vào giấy bản rồi ép dầu. Sau khi hoàn thành, loại bột này có thể được xem như một loại gia vị để chế biến các món ăn.
Ngoài ra, bạn có thể làm món cháo ninh nhừ với bột nhục đậu khấu, ăn trong ngày. Cháo nhục đậu khấu có vị ngon và mùi thơm đặc trưng.
Loại bột nhục đậu khấu cũng có thể dùng để pha trà hoặc cho vào nước uống cũng rất hiệu quả.
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.